Khi các linh mục và giáo dân tập trung tại nhà ông Nguyễn Văn Vị, về phía chính quyền địa phương có công an huyện Quỳ Châu, công an xã Châu Bình và đại diện một số Ban ngành của xã Châu Bình, cụ thể là bà Đài Duệ – trưởng hội phụ nữ xã Châu Bình; bà Phong – chủ tịch mặt trận xã Châu Bình; ông Bứng – già làng; ông Phòng; ông Sách là dân bản và một số người khác đến gia đình ông Vị quan sát và đề nghị gia đình không được tổ chức mừng lễ thánh Antôn,
nhưng ông Nguyễn Văn Vị, chủ nhà nói, chúng tôi không tổ chức mừng lễ thánh Antôn mà chỉ mời các Cha lên mừng tân gia – dâng thánh lễ cầu bình an cho gia đình. Lúc đó, bà Phong – chủ tịch mặt trận xã Châu Bình yêu cầu gia đình tháo gỡ băng rôn (băng rôn này đã được treo trước để Mừng Lễ Thánh Antôn, tờ trình gửi huyện Quỳ Châu, xin cử hành vào ngày 13/6/2012), thì mới được dâng Thánh Lễ. Gia đình ông Nguyễn Văn Vị cùng Ban hành giáo đồng ý tháo gỡ băng rôn.
nhưng ông Nguyễn Văn Vị, chủ nhà nói, chúng tôi không tổ chức mừng lễ thánh Antôn mà chỉ mời các Cha lên mừng tân gia – dâng thánh lễ cầu bình an cho gia đình. Lúc đó, bà Phong – chủ tịch mặt trận xã Châu Bình yêu cầu gia đình tháo gỡ băng rôn (băng rôn này đã được treo trước để Mừng Lễ Thánh Antôn, tờ trình gửi huyện Quỳ Châu, xin cử hành vào ngày 13/6/2012), thì mới được dâng Thánh Lễ. Gia đình ông Nguyễn Văn Vị cùng Ban hành giáo đồng ý tháo gỡ băng rôn.
Sau khi tháo gỡ băng rôn xuống, bà con giáo dân đọc kinh, các linh mục mặc phẩm phục, chuẩn bị dâng thánh lễ. Đang khi đọc kinh thì bị cúp điện, nhưng giáo dân vẫn tiếp tục đọc kinh. Trong lúc đó bà Phong lại yêu cầu gia đình cất tượng thánh Antôn và một số người gây rối lớn tiếng để át lời kinh của giáo dân, đồng thời một số kẻ lạ mặt, khoảng 50 người (bà con giáo dân đã nhận ra một số trong họ là công an), kéo đến ngăn cản bằng cách chụp hình, quay phim cận cảnh khủng bố tâm lý và ném những quả trứng thối lên nền nhà, nơi dâng lễ…
Thấy sự việc xảy ra như thế, các linh mục cởi phẩm phục và yêu cầu chính quyền địa phương lập biên bản, nhưng họ không chịu lập biên bản và nói không được dâng thánh lễ. Vì không được dâng lễ, các linh mục chào tất cả mọi người và ra về. (Tất cả những sự kiện trên đều xảy ra trong căn nhà gia đình ông Nguyễn Văn Vị).
Sau khi các linh mục ra về, gia đình ông Nguyễn Văn Vị tổ chức bữa cơm thết đãi quý khách được mời ở lại cùng chung vui với gia đình. Tham dự bữa cơm, có bà con giáo dân cùng những người láng giềng lương dân. Sau bữa ăn, ai về nhà nấy.
Vào khoảng 12 giờ trưa, bà Thoán với ông Chính và anh Danh đang ngồi uống nước ở nhà ông bà Trần Văn Lương (hàng xóm của ông Vị), thì có ba anh em anh Thuận (con ông Bứng, già làng) vào hỏi:
Ông bà Lương đi đâu? Bà Thoán trả lời: Không biết bà Lương đi đâu, còn ông Lương thì đang ngủ trong nhà. Sau đó bà Rự (vợ ông Lương, từ đây gọi là bà Lương) từ nhà bà Ngoãn bên cạnh về và rót nước mời họ uống, nhưng họ không uống mà anh Thuận còn lấy chén nước ném bà Thoán rồi nắm tóc bà Thoán lôi ra khỏi nhà, đồng thời đánh đập bà Lương đến bất tỉnh. Anh Thuận vừa đánh vừa nói: Tao giết chết cả nhà mày…
Thấy vậy, ông Chính đưa bà Lương ra phía sau để sơ cứu. Tiếp đó, những người hành hung xông vào trong buồng đánh ông Lương lúc ông đang ngủ. Còn anh Phi, con ông bà Lương ngủ trong phòng, tỉnh dậy chạy ra can ngăn cũng bị đánh tới tấp. Một giáo dân khác là anh Kim Văn Anh, con bà Ngoãn, nhà bên cạnh nghe tiếng la hét chạy sang can ngăn cũng bị đánh đến bất tỉnh.
Sự việc đang xảy ra thì công an huyện Quỳ Châu và công an xã Châu Bình xuất hiện (cụ thể là ông Hiệu, công an huyện Quỳ Châu và ông Phó công an xã Châu Bình), nhưng không can ngăn cũng không lập biên bản mà còn ôm vai ôm cổ anh Thuận như bạn bè đưa lên nhà anh Hoài – trưởng công an xã. Sau khi sự việc lắng dịu, vợ anh Anh là chị Ngô Thị Trinh đưa chồng lên cấp cứu ở trạm xá Châu Bình, khi đó anh Thuận theo lên trạm xá và nói: Hôm nay tao chưa giết được mày, ngày mai tao sẽ giết mày. Sau đó, những người bị thương cũng được đưa đến trạm xá xã, nhưng vì vết thương quá nặng nên phải chuyển xuống bệnh viện Nghĩa Đàn…
Ông bà Lương đi đâu? Bà Thoán trả lời: Không biết bà Lương đi đâu, còn ông Lương thì đang ngủ trong nhà. Sau đó bà Rự (vợ ông Lương, từ đây gọi là bà Lương) từ nhà bà Ngoãn bên cạnh về và rót nước mời họ uống, nhưng họ không uống mà anh Thuận còn lấy chén nước ném bà Thoán rồi nắm tóc bà Thoán lôi ra khỏi nhà, đồng thời đánh đập bà Lương đến bất tỉnh. Anh Thuận vừa đánh vừa nói: Tao giết chết cả nhà mày…
Thấy vậy, ông Chính đưa bà Lương ra phía sau để sơ cứu. Tiếp đó, những người hành hung xông vào trong buồng đánh ông Lương lúc ông đang ngủ. Còn anh Phi, con ông bà Lương ngủ trong phòng, tỉnh dậy chạy ra can ngăn cũng bị đánh tới tấp. Một giáo dân khác là anh Kim Văn Anh, con bà Ngoãn, nhà bên cạnh nghe tiếng la hét chạy sang can ngăn cũng bị đánh đến bất tỉnh.
Sự việc đang xảy ra thì công an huyện Quỳ Châu và công an xã Châu Bình xuất hiện (cụ thể là ông Hiệu, công an huyện Quỳ Châu và ông Phó công an xã Châu Bình), nhưng không can ngăn cũng không lập biên bản mà còn ôm vai ôm cổ anh Thuận như bạn bè đưa lên nhà anh Hoài – trưởng công an xã. Sau khi sự việc lắng dịu, vợ anh Anh là chị Ngô Thị Trinh đưa chồng lên cấp cứu ở trạm xá Châu Bình, khi đó anh Thuận theo lên trạm xá và nói: Hôm nay tao chưa giết được mày, ngày mai tao sẽ giết mày. Sau đó, những người bị thương cũng được đưa đến trạm xá xã, nhưng vì vết thương quá nặng nên phải chuyển xuống bệnh viện Nghĩa Đàn…
Hiện tại, sức khoẻ bà Lương đang trong tình trạng nguy kịch, những người còn lại vẫn tiếp tục được điều trị.
Chúng tôi thấy việc tổ chức cầu nguyện và dâng lễ tại gia đình giáo dân là không trái với quy định của Pháp luật. Tại Khoản 1, Điều 7 Nghị Định 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 đã được lặp lại cùng nội dung tại Điều 9 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004, quy định:
“Tín đồ có quyền thực hiện các hoạt động tôn giáo không trái với chủ trương, chính sách và Pháp luật của Nhà nước, tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức, phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ sở thờ tự”. Do đó, việc gia đình ông Nguyễn Văn Vị dùng nhà ở của mình làm nơi thờ tự cho bà con giáo dân trong suốt thời gian qua, đã được chính quyền chấp thuận, nay tổ chức mừng lễ tân gia làm phép nhà mới và cầu bình an cho gia đình là điều chính đáng và được Pháp luật bảo hộ.
“Tín đồ có quyền thực hiện các hoạt động tôn giáo không trái với chủ trương, chính sách và Pháp luật của Nhà nước, tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức, phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ sở thờ tự”. Do đó, việc gia đình ông Nguyễn Văn Vị dùng nhà ở của mình làm nơi thờ tự cho bà con giáo dân trong suốt thời gian qua, đã được chính quyền chấp thuận, nay tổ chức mừng lễ tân gia làm phép nhà mới và cầu bình an cho gia đình là điều chính đáng và được Pháp luật bảo hộ.
Vì thế, việc chính quyền xã Châu Bình chỉ đạo, tổ chức ngăn cản các Linh mục và gia đình ông Nguyễn Văn Vị cũng như cộng đồng giáo hữu nơi đây thực hiện các quyền nói trên là hành vi vi phạm Pháp luật. Toàn bộ vụ đàn áp, đánh đập dã man các giáo dân tại giáo điểm Tân Bình diễn ra dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu, ông Trần Văn Chương, như trong mục 3, Công văn số 03 đã nêu: “
Giao cho Chủ tịch UBND xã Châu Bình chỉ đạo không cho bất cứ ai tổ chức các hoạt động tôn giáo trái phép diễn ra trên địa bàn huyện khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Tổ chức vận động các hộ giáo dân, các tầng lớp nhân dân không tham gia các hoạt động tôn giáo trái phép”, là những việc làm trái với Pháp luật. Sự có mặt của công an xã Châu Bình và công an huyện Quỳ Châu trong vụ việc xẩy ra tại nhà ông Nguyễn Văn Vị để hậu thuẫn cho những hành động côn đồ này là bằng chứng để nói lên vụ việc có sự chỉ đạo của các cấp chính quyền.
Giao cho Chủ tịch UBND xã Châu Bình chỉ đạo không cho bất cứ ai tổ chức các hoạt động tôn giáo trái phép diễn ra trên địa bàn huyện khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Tổ chức vận động các hộ giáo dân, các tầng lớp nhân dân không tham gia các hoạt động tôn giáo trái phép”, là những việc làm trái với Pháp luật. Sự có mặt của công an xã Châu Bình và công an huyện Quỳ Châu trong vụ việc xẩy ra tại nhà ông Nguyễn Văn Vị để hậu thuẫn cho những hành động côn đồ này là bằng chứng để nói lên vụ việc có sự chỉ đạo của các cấp chính quyền.
Đây là những việc làm bất chấp pháp luật, không tôn trọng những quyền tối thiểu của con người của cán bộ đảng viên xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, đã được quy định trong Hiến pháp hiện hành của Nhà nước Việt Nam và các Công ước Quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Tân Bình là một giáo điểm thuộc giáo xứ Nghĩa Thành do cha Gioan Nguyễn Văn Hoan quản nhiệm, hiện có 35 hộ gia đình với khoảng trên 120 giáo dân, đa số là dân nhập cư từ Ninh Bình vào và từ Quỳnh Lưu lên làm ăn sinh sống trên địa bàn. Trong quá trình chung sống với bà con dân tộc thiểu số như Thanh, Thổ, Mường, Mán… cộng đoàn giáo dân này đã tạo được bầu khí hòa thuận thương yêu nhau, không hề có sự xích mích mâu thuẫn xẩy ra giữa các cộng đồng.
Theo một số bà con giáo dân cho chúng tôi biết thì mọi tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo giữa các cộng đồng dân tộc cũng như các hoạt động xã hội khác, họ đều tham gia tích cực và thậm chí còn đi đầu trong các phong trào quyên góp, để thực hiện các công việc thiện ích chung. Điều đáng nói là cộng đồng Công giáo nơi đây đã có nguồn gốc từ xa xưa. Hai giáo xứ Bàn Tạng và Phú Phương đã được thành lập từ thời các cố Tây và phát triển rất mạnh trong những thời kỳ sau đó.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, giáo dân thuộc hai giáo xứ này phải di dời đến nơi khác, số ít còn lại không đủ điều kiện duy trì những hoạt động theo quy mô của một giáo xứ. Cùng với cộng đoàn giáo dân tản mác này, một số giáo dân di cư từ Ninh Bình vào và một số hộ gia đình từ Quỳnh Lưu đến theo chính sách kinh tế mới sau 1975, họ đã tạo nên một cộng đoàn đức tin nhỏ bé nơi đây. Từ năm 1999, khi cộng đoàn đã lớn mạnh, giáo dân làm đơn xin thành lập giáo họ. Nhưng trải qua 14 năm (1999 – 2012) với 4 lần gửi đơn mà không lần nào nhận được trả lời của các cấp có thẩm quyền.
Theo một số bà con giáo dân cho chúng tôi biết thì mọi tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo giữa các cộng đồng dân tộc cũng như các hoạt động xã hội khác, họ đều tham gia tích cực và thậm chí còn đi đầu trong các phong trào quyên góp, để thực hiện các công việc thiện ích chung. Điều đáng nói là cộng đồng Công giáo nơi đây đã có nguồn gốc từ xa xưa. Hai giáo xứ Bàn Tạng và Phú Phương đã được thành lập từ thời các cố Tây và phát triển rất mạnh trong những thời kỳ sau đó.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, giáo dân thuộc hai giáo xứ này phải di dời đến nơi khác, số ít còn lại không đủ điều kiện duy trì những hoạt động theo quy mô của một giáo xứ. Cùng với cộng đoàn giáo dân tản mác này, một số giáo dân di cư từ Ninh Bình vào và một số hộ gia đình từ Quỳnh Lưu đến theo chính sách kinh tế mới sau 1975, họ đã tạo nên một cộng đoàn đức tin nhỏ bé nơi đây. Từ năm 1999, khi cộng đoàn đã lớn mạnh, giáo dân làm đơn xin thành lập giáo họ. Nhưng trải qua 14 năm (1999 – 2012) với 4 lần gửi đơn mà không lần nào nhận được trả lời của các cấp có thẩm quyền.
Thiết nghĩ, nguyện vọng chính đáng của người dân không được giải quyết thỏa đáng mà chỉ đáp lại bằng những hành vi thô bạo, đánh đập và ngăn cản thực hành các việc phụng thờ tôn giáo của họ là thể hiện một cách quản trị xa dân và không quan tâm đến đời sống người dân của một số cán bộ đảng viên trong huyện Quỳ Châu, xã Châu Bình.
Trong cuộc Hội thảo Tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế – Những kinh nghiệm quốc tế được chia sẻ do Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Liên hiệp châu Âu (EU) tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào ngày 14/06/2012 vừa qua, các học giả đã nói lên chính sách tôn giáo của đảng và Nhà nước VN là: “luôn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Ðồng thời, nhìn nhận, phát huy những giá trị tích cực về văn hóa và đạo đức của tôn giáo, khuyến khích các hoạt động tôn giáo tiến bộ vì lợi ích của Tổ quốc, nhân dân”.
Nhưng sự việc xẩy ra tại Quỳ Châu ngày 11 tháng 06 năm 2012 phải chăng là mặt trái vấn đề?
Nguồn: GPVO
số lần đọc: 2786
Ý kiến bạn đọc
12 Responses to “Đàn áp giáo dân tại giáo điểm Quỳ Châu, hạt Phủ Quỳ, Giáo phận Vinh”
- Hải says:16/06/2012 at 1:34 pm
đây là việc của giáo phận Vinh, vậy thì GM Nguyễn Thái Hợp sẽ giải quyết thế nào?
- Thành says:16/06/2012 at 1:45 pm
đây có phải là công an nhân dân không, tại sao không lập biên bản, yêu cầu sự việc này nên xử lý 2 công an có mặt vào thời điểm đó.
- Le Van Yen says:16/06/2012 at 2:55 pm
Chính vì chính sách thỏa hiệp với cộng sản và bắt giáo dân bắt câm nín khi bị cộng sản đàn áp của HĐGM và đặc biệt của ĐC Nguyễn Thái Hợp mà con cái giáo phận Vinh mới lâm nạn thế này. Nếu còn Đức cha Cao Đình Thuyên lãnh đạo và còn những bản thông cáo mạnh mẽ như của cha Phùng trước đây thì cộng sản làm gì dám dằn mặt Giáo Hội thế này! Mong sao ĐC Nguyễn Thái Hợp sớm sám hối để biết lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ con cái mình,dám đồng sinh đồng tử với giáo dân như lời ngài đã hứa!
- Giáo dân GP Vinh says:16/06/2012 at 4:45 pm
Nếu Giám mục Nguyễn Thái Hợp cứ hợp tác với công an, anh ninh và chính quyền như thời gian qua, thì những chuyện này còn tiếp diễn dài.
Những cuộc khủng bố giáo dân GP Vinh thời gian qua ngày càng dày đặc và bất chấp mọi thứ, đó có là câu hỏi cần đặt ra để ĐGM Nguyễn Thái Hợp suy nghĩ lại thái độ và đường hướng của mình hay không?
- 16/06/2012 at 5:05 pm
Chúng ta đừng buộc ai phải chịu trách nhiệm !Đức Cha Nguyễn thái Hợp hay bất cứ một Vị nào nữa cũng thế .Một Xã Hội Côn Đồ như thế .một cái gọi là Chính Phủ mà dùng toàn những người Vô Học ,Côn Đồ và được Huấn Luyện thành những con Thú như thế thì Đành Bó Tay và chỉ có thể bỏ đi.
- Linh Nguyễn says:16/06/2012 at 9:16 pm
Xin GM Hợp hãy lên tiếng đi. Hành động đi chứ. Chuyện đã như thế này rồi thì một văn thư phản đối không chưa đủ. Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh, không lẽ GM ngồi yên sao.
- Trần thị Vân says:17/06/2012 at 12:05 am
CS là chủ nghiã vô thần, chính Marx nói: Tôn giáo là thuốc phiên của nguới dân, vậy mà một số tu sĩ vẫn chủ trương đồng hành và đối thoại với CS.
Đồng hành là sai: CS lấy bạo lực, khủng bố, thủ đoạn để cai trị, để giải quyết các vấn đề xã hội, ( cải cách ruộng đất, triệt hạ địa chủ, trí thức, đánh tư sản, cướp đât cưóp nhà…) tôn giáo không thể đi chung đưòng ( đồng hành ) với CS được. Còn đối thoại thì phải bình đẳng, hay it ra tôn trong nhau, Đàng này CS không bao giờ coi tôn giáo ngang hàng với chế độ, còn tôn trọng thì hãy xem CS đối xử với Phật Giáo,Công Giáo, Tin Lảnh, Hòa Hảo , Cao Đài như thế nào, họ có tôn trọng chút nào đậu.
Tôn giáo không chủ trương lật đổ chế độ băng bạo lực, không hô hào người dân xuống đường chống chính phủ, nhưng phải mạnh dạn nói lên sự thật, phãi can đảm bảo vệ công lý và nhân quyền, phải đúng về phía những người bị chà đạp và bị áp bức. Nếu chính quyền biết nghe, biết đổi thì chế độ còn tồn tại, nếu không sẽ sụp đỗ , đó là luật tự nhiên.
Ve vuốt một con chó dữ thì may ra có hiệu qủa, nhưng ve vuốt, nịnh hót một thể chế chính trị độc tài, tàn bạo thì lich sử chưa chứng minh đuợc một lần thành công.
Cách hành xử của Giám Mục Kontum đối với nhà nước VN đáng được là khuân mẫu cho các GM và HĐ GM VN. Luôn luôn hoà hoãn, đôi khi sãn sàng nói cho nhà cầm quyền : Cả thế giới biết chúng tôi có lý, nhưng chúng tôi vẫn phải chịu thua, vì các ông còn ngu tối chưa biết sự thật, một dịp khác chúng tôi sẽ chứng minh cho các ông hay.
Xin Thánh Linh ban ơn Thông Minh và Can Đảm cho ĐC Hợp ,để Ngài hành xử vai trò Ngôn Sứ cửa đấng chăn chiên ( Cây gậy GM để xua đuổi chó sói, và dẫn dắt đoàn chiên, phải như vậy )
- Ba Phải says:17/06/2012 at 12:48 am
Đây là kết quả hiển nhiên cuả một chính sách “bài trừ tôn giáo” do “đảng và ncq/csVN chủ trương” mà mọi người dân trong nước ai cũng đều biết, ngoại trừ một số người quyết tâm “đối thoại” với cộng sản bằng mọi giá !!!
Tại sao, và lấy quyền gì ncq/csVN lại có thể cấm người Công Giáo mừng kính và tôn vinh Thánh An Tôn, một vị Thánh rất đáng kính của Giáo Hội Công Giáo ??? Cấm người dân dâng Thánh lễ và hành xử quyền tự do phụng tự có ý nghĩa Tôn Giáo trong tư gia của họ ???
Đây là một hành động biểu trưng của sự “tự do Tôn Giáo” hay là ý định “diệt trừ Tôn Giáo” của nhà nước csVN ??? Nếu sự vìệc này được làm lớn ra đến Hà Nội, thì các quan chức cấp cao này lại đổ lỗi là do các cấp cầm quyền địa phương chưa nắm vững đường lối và chính sách nhất quán của Trung Ương !!! Tại sao, một nhà nước đã được xây dựng để đìều hành nhà nước cả nhiều chục năm, mà vẫn có rất nhiều những nhà cầm quyền địa phương chưa hiểu, chưa nắm vững được hết các chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước ??? Vẫn cứ cố tình, cố ý làm sai đi sai lại nhiều lần một chính sách nhất quán của đảng và nhà nước Trung Ương ??? Và, việc dùng vũ lực để hành hung người dân lương thiện một cách thường xuyên, ở khắp mọi nơi, cho mọi vụ việc thì có phải là do những người này chưa hiểu chính sách của Trung Ương, hay là do chính cái chính sách của Trung Ương chỉ đạo cho họ hành xử như vậy ???
Đảng vá cái gọi là ncq/csVN chỉ có thể dùng những trò hề, những trò trẻ con rẻ tiền để qua mắt, để tiếp tục lừa dối được một phần nào những người đ/v ngay trong đảng, những tên chó săn sẵn sàng bán linh hồn cho quỉ dữ, những hạng côn đồ, lưu manh hám tiền, hám bạc. Chứ tuyệt đối, không thể nào tiếp tục lừa dối, bịp bợm được các tầng lớp nhân dân Việt Nam, cũng như dư luận thế giới !!!
Toàn thể nhân dân Việt Nam, ai ai cũng đều thấu rõ tim đen cùng với những ước vọng xấu xa, đê hèn,bỉ ổi … của cái mệnh danh là “đảng”, là nhà nước CHXHCNVN hiện nay !!! Một đảng chuyên bòn rút công quĩ quốc gia, và ăn cướp đất đai, tài sản … của người dân trong nước !!! Một băng đảng lưu manh, côn đồ đáng phỉ nhổ và phải bị tận diệt càng sớm càng tốt.
- Công Dân says:17/06/2012 at 1:01 am
Một hành vi man rợ nhất thế giới của cái nhà cầm quyền CS tại VN! Chắc chắn sẽ bị Trời trừng trị! Bọn này sẽ bị quỷ sứ đưa về địa ngục để…thưởng công xứng đáng!
- Mai says:17/06/2012 at 3:25 am
Đây là hành động của bọn thổ phỉ chứ không phải là hành động của chính quyền.
Xin Chúa che chở, ủi an, và thêm sức mạnh, lòng tin cho đàn chiên của Chúa.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Chuyên về những bài đăng trên các Trang mạng nằm trong danh sách bị Nhà nước chận-
Những ý kiến xây dựng đều được hoan nghênh