Căng thẳng ngoại giao Việt – Trung tiếp tục với việc Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối công ty dầu khí Trung Quốc.
Cuộc gặp diễn ra ngày 27/6, cùng ngày khi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) làm họp báo phản đối Trung Quốc mở thầu quốc tế chín lô dầu khí “xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
- Tranh chấp lãnh thổ,
- Dầu khíTổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chủ trì buổi gặp báo chí, tuyên bố PetroVietnam lâu nay vẫn có hoạt động tại khu vực mà Trung Quốc vừa nêu.Ông Đỗ Văn Hậu nói chín lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đề cập cách bờ biển gần nhất của Việt Nam 57 hải lý ở Nha Trang (Khánh Hòa), cách đảo Phú Quý của Việt Nam chỉ khoảng 37 hải lý.
Ông nói đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp.
‘Việc làm sai trái’
Thông cáo báo chí của PetroVietnam nói thêm rằng CNOOC có “việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên hợp quốc 1982 về Luật Biển và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế”
PetroVietnam cũng “đề nghị các công ty dầu khí quốc tế không tham gia dự thầu chín lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc gọi thầu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam”.
Ông Đỗ Văn Hậu tiết lộ tại chính khu vực mà CNOOC đang mời thầu, PetroVietnam đã có hợp tác với ONGC của Ấn Độ, Gazprom của Nga, ExxonMobil của Mỹ.
Ông nói công ty ông và các đối tác “sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động dầu khí phù hợp với các hợp đồng dầu khí đã ký và luật pháp của Việt Nam”.
Trung Quốc biện hộ
Trước đó, hôm 26/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói việc CNOOC mời thầu là “hành vi doanh nghiệp bình thường, phù hợp luật pháp liên quan của Trung Quốc và thông lệ quốc tế”.
Ông Hồng Lỗi nói Trung Quốc “mong Việt Nam tuân thủ” những nhận thức chung giữa hai nước về tranh chấp biển.
Việt Nam “không nên áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, lập tức chấm dứt hoạt động xâm phạm quyền lợi dầu khí trên vùng biển liên quan,” theo phía Trung Quốc.
Cùng ngày 26/6, từ Hà Nội, người phát ngôn Lương Thanh Nghị tuyên bố Trung Quốc có hành động “phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam”.
Ông Nghị nói Việt Nam "cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên".
Phản ứng mạnh mẽ của PetroVietnam gợi nhắc lại vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò của công ty này hồi tháng 5 năm ngoái.
Hai vụ cắt cáp ngày 26/5 và 9/6/2011 nhắm vào tàu của PetroVietnam đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam.
Việc Việt Nam phản đối CNOOC lại xảy ra trong bối cảnh Trung Quốc phản ứng mạnh trước việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển hôm 21/6.
Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc đã gửi công hàm nói Luật Biển Việt Nam “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, là việc làm phi pháp và vô hiệu”.
Người ta cũng lưu ý vào tháng trước, CNOOC lần đầu tiên đưa giàn khoan nước sâu ra hoạt động ở Biển Đông.
Khi đó, ông Vương Nghi Lâm, Chủ tịch CNOOC, tuyên bố việc đưa giàn khoan 981 ra biển sẽ “thúc đẩy chiến lược nước mạnh hải dương và giữ gìn chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc “.
Related Posts :
VN
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Chuyên về những bài đăng trên các Trang mạng nằm trong danh sách bị Nhà nước chận-
Những ý kiến xây dựng đều được hoan nghênh