Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Ụ nổi trăm tỷ hoen gỉ trên vịnh Cam Ranh

Ụ nổi sửa chữa tàu Venture Dock 2 của một đơn vị thuộc Vinashin xuất hiện ở vịnh Cam Ranh từ năm 2008 đến nay mà không hoạt động và cũng không được bảo dưỡng, nên nhiều thiết bị bị gỉ sét, ăn mòn, đứt gãy.

Cảng vụ Nha Trang xác nhận, Venture Dock 2 nhập cảnh vào vịnh ngày 9/8/2008, với mục đích khai báo ban đầu là phục vụ sửa chữa tàu biển tại Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Cam Ranh (gọi tắt là Vinashin Cam Ranh - thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam). Nhưng do trục trặc về kinh tế, từ đó đến nay ụ nổi chưa thể đi vào hoạt động, chủ sở hữu Venture Dock 2 vẫn nợ phí neo đậu, khoảng 2,2 triệu đồng một ngày.

Ụ nổi Venture Dock 2 neo đậu tại bãi trước đảo Bình Lập tại vịnh Cam Ranh. Ảnh: Mỹ Giang.
Ụ nổi Venture Dock 2 neo đậu tại bãi trước đảo Bình Lập tại vịnh Cam Ranh. Ảnh: Mỹ Giang.

Ông Vũ Hữu Thắng, Phó Đội trưởng Đội kiểm soát Cục Hải quan Khánh Hòa cho biết do chủ sở hữu của ụ nổi Venture Dock 2 không đến làm thủ tục hải quan nên từ tháng 1/2012, hải quan đã phải truy tìm chủ hàng. Đến cuối thàng 4 mới lần ra địa chỉ của chủ hàng do họ thay đổi trụ sở, đó là Công ty cổ phần vận tải biển và thương mại Long Sơn.

Theo giải trình của Giám đốc Công ty Long Sơn với cơ quan quản lý, do không đạt được mục đích ban đầu là tạm nhập - tái xuất nên công ty Long Sơn đã thống nhất bán lại ụ nổi Venture Dock 2 cho Công ty Việt Hải. Công ty này đã hợp tác với Vinashin Cam Ranh để khai thác. Tuy nhiên, sau đó tỉnh Khánh Hòa không cho phép sử dụng ụ nổi tại vịnh Cam Ranh vì ô nhiễm môi trường.
Ông Phạm Xuân Quang, Đội trưởng Đội kiểm soát Cục Hải quan Khánh Hòa cho biết, tên chính thức của Công ty Việt Hải là Công ty cổ phần vận tải biển và bất động sản Việt Hải, cũng thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).



Ụ nổi Venture Dock 2 được đóng tại Indonesia từ năm 1999, treo cờ Singgapore nhưng mang quốc tịch Mông Cổ. Giá trị của ụ nổi thể hiện trong hợp đồng mua bán là 11,5 triệu USD (hơn 230 tỷ đồng), được mua bằng tiền vay ngân hàng và vật thế chấp làm tài sản đảm bảo cũng là chính ụ nổi này.

Đây là trường hợp ụ nổi thứ hai tại Việt Nam được phát hiện mua về mà không thể sử dụng. Theo kết luận Thanh tra Chính phủ, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) - người "anh em" của Vinashin cũng từng đầu tư một ụ nổi với tổng chi phí hơn 26 triệu đôla và đang để hoen gỉ tại cảng Gò Dầu - Đồng Nai. Cũng vì hạng mục đầu tư này, mà nguyên chủ tịch Vinalines Dương Trí Dũng đã bị khởi tố.



Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Chuyên về những bài đăng trên các Trang mạng nằm trong danh sách bị Nhà nước chận-
Những ý kiến xây dựng đều được hoan nghênh

Blogger Widgets

Mời tham gia fanpage của XĐ

Powered By Blogger Widgets