Đối với chính quyền Hà Nội, báo chí ở Việt Nam chỉ là công cụ để tuyên truyền cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thông tin báo chí cho tới nay vẫn bị kiểm soát rất chặt chẽ. Nhưng hôm qua, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông thừa nhận là « quản lý » báo điện tử khó khăn hơn là báo thường, vì vậy, ông Nguyễn Bắc Son cho rằng cần phải « hoàn thiện » các biện pháp chế tài xử lý những vi phạm về báo chí, đặc biệt là trên báo điện tử.
Cũng trong cuộc đối thoại trực tuyến hôm qua, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cho rằng nhiều trang blog đã « lợi dụng dân chủ », lợi dụng tình trạng chưa có các biện pháp chế tài quản lý các blog, đã có những hành vi « vi phạm đạo dức của công dân ». Ông tuyên bố là ngoài luật Báo chí, Việt Nam cần có thêm những luật khác để xử lý những vi phạm đó. Ông Nguyễn Bắc Son cho biết là Bộ Thông tin và Truyền thông đang soạn thảo một nghị định mới về quản lý Internet.
Bản dự thảo « Nghị định Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng » hiện đang được phổ biến để « lấy ý kiến nhân dân ». Điều 5 của Nghị định này quy định những hành vi bị cấm trên mạng, mà điều đầu tiên là không được « chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân».
Nghị định này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam gia tăng ngăn chận các trang blog mệnh danh là « báo lề trái » vì cung cấp những thông tin khác với báo chí chính thức, đồng thời trấn áp chủ nhân của những trang blog này, như trường hợp của blogger Nguyễn Xuân Diện. Sau khi bị những người tự nhận là « thương binh » đến uy hiếp ngay tại nơi làm việc, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã bị Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội thanh tra, một hành vi mà ông Diện cho là trái pháp luật Việt Nam.
Trang blog của ông thì đã bị đánh sập hoàn toàn, sau nhiều tháng đã là nơi cung cấp, có khi là tường thuật trực tiếp, những sự kiện nóng bỏng ở Việt Nam, như các cuộc xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông, hay những cuộc đấu tranh của nông dân chống cưỡng chế thu hồi đất đai, mà gần đây nhất là vụ Văn Giang, Hưng Yên.
Nhiều blogger khác thì đã bị kết án tù, như trường hợp của chị Hồ Thị Bích Khương. Cuối tháng 5 vừa qua, tòa phúc thẩm Nghệ An đã y án sơ thẩm 5 năm tù giam với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ». Tổ chức Human Rights Watch đã yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do cho Hồ Thị Bích Khương, một trong những nhà đấu tranh ở Việt Nam được trao giải nhân quyền Hellman/Hammet năm 2011 của tổ chức này.
Cũng trong cuộc đối thoại trực tuyến hôm qua, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cho rằng nhiều trang blog đã « lợi dụng dân chủ », lợi dụng tình trạng chưa có các biện pháp chế tài quản lý các blog, đã có những hành vi « vi phạm đạo dức của công dân ». Ông tuyên bố là ngoài luật Báo chí, Việt Nam cần có thêm những luật khác để xử lý những vi phạm đó. Ông Nguyễn Bắc Son cho biết là Bộ Thông tin và Truyền thông đang soạn thảo một nghị định mới về quản lý Internet.
Bản dự thảo « Nghị định Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng » hiện đang được phổ biến để « lấy ý kiến nhân dân ». Điều 5 của Nghị định này quy định những hành vi bị cấm trên mạng, mà điều đầu tiên là không được « chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân».
Nghị định này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam gia tăng ngăn chận các trang blog mệnh danh là « báo lề trái » vì cung cấp những thông tin khác với báo chí chính thức, đồng thời trấn áp chủ nhân của những trang blog này, như trường hợp của blogger Nguyễn Xuân Diện. Sau khi bị những người tự nhận là « thương binh » đến uy hiếp ngay tại nơi làm việc, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã bị Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội thanh tra, một hành vi mà ông Diện cho là trái pháp luật Việt Nam.
Trang blog của ông thì đã bị đánh sập hoàn toàn, sau nhiều tháng đã là nơi cung cấp, có khi là tường thuật trực tiếp, những sự kiện nóng bỏng ở Việt Nam, như các cuộc xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông, hay những cuộc đấu tranh của nông dân chống cưỡng chế thu hồi đất đai, mà gần đây nhất là vụ Văn Giang, Hưng Yên.
Nhiều blogger khác thì đã bị kết án tù, như trường hợp của chị Hồ Thị Bích Khương. Cuối tháng 5 vừa qua, tòa phúc thẩm Nghệ An đã y án sơ thẩm 5 năm tù giam với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ». Tổ chức Human Rights Watch đã yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do cho Hồ Thị Bích Khương, một trong những nhà đấu tranh ở Việt Nam được trao giải nhân quyền Hellman/Hammet năm 2011 của tổ chức này.
Nguồn :RFI
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Chuyên về những bài đăng trên các Trang mạng nằm trong danh sách bị Nhà nước chận-
Những ý kiến xây dựng đều được hoan nghênh