Tòa án tỉnh Long An hôm 29/10 tuyên phạt 15 tháng tù treo đối với Facebooker Đinh Nhật Uy vì tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên tiếng phản đối bản án 15 tháng tù treo Việt Nam vừa tuyên cho một thanh niên dùng Facebook kêu gọi công lý cho em trai và phản đối Trung Quốc xâm lược Biển Đông.
Đinh Nhật Uy bị buộc tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ theo điều 258 Bộ luật hình sự. Phán quyết của Tòa Án Nhân dân tỉnh Long An hôm 29/10 còn phạt Uy 1 năm thử thách sau khi mãn án.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói bản án của Uy rõ ràng là một đòn giáng khắc nghiệt đối với quyền tự do ngôn luận của người dân tại Việt Nam.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Đây là một điểm lùi nữa về quyền tự do bày tỏ quan điểm tại Việt Nam. Hết người này đến người khác bị nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù chỉ vì thể hiện tư tưởng cá nhân hay chỉ trích nhà nước một cách ôn hòa chứng tỏ chiến dịch đàn áp các nhân quyền của Hà Nội vẫn tiếp diễn và gia tăng. Bản án của Uy là một chỉ dấu nữa cho thấy Hà Nội hoàn toàn không dung chấp bất cứ ý kiến nào bất đồng với nhà nước. Những hoạt động của Uy là hoàn toàn bình thường, bất kỳ ai cũng phải làm như vậy, phải lên tiếng đòi công lý trước sự bất công xã hội, trước những oan trái của người thân. Uy chẳng làm gì để bị xem là phạm tội hình sự cả.”
15 tháng tù treo của Đinh Nhật Uy là mức án tương đối nhẹ so với các trường hợp từng bị truy tố về điều 258 tại Việt Nam trước đây. Thế nhưng, ông Robertson cho rằng bản án dù ‘nhẹ’ so với các bản án liên quan đến chính trị tại Việt Nam, nhưng hoàn toàn không hề nhẹ đối với các hoạt động ôn hòa thực thi quyền con người căn bản. Đại diện của Human Rights Watch nhấn mạnh lẽ ra Đinh Nhật Uy không thể bị bắt hay bị truy tố vì các hoạt động này, huống hồ là bị tuyên án.
Đây là trường hợp đầu tiên một công dân mạng tại Việt Nam bị buộc tội hình sự theo điều 258 vì các ý kiến bình luận đăng lên Facebook.
Ông Phil Robertson nói bản án này càng chứng tỏ rằng hơn bao giờ hết, Việt Nam không xứng đáng có một ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc:
“Việc Hà Nội phạt tù một người dân dùng Facebook đòi công lý về tội ‘lợi dụng quyền dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ phơi bày cho thế giới thấy các chính sách nhân quyền của Việt Nam đã phá sản. Tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam rút lui ý định tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vì họ không thích hợp và không xứng đáng.”
Tổ chức Phóng viên không Biên giới RSF tại Pháp cũng cực lực lên án bản án của Đinh Nhật Uy và cho rằng đây là một bằng chứng nữa cho thấy không chỉ những người bất đồng chính kiến hay những người hoạt động trên mạng tại Việt Nam, mà cả thân nhân của họ cũng bị nhà cầm quyền sách nhiễu, đàn áp đến mức nào.
Ông Benjamin Ismail, người đứng đầu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thuộc RSF nói với VOA Việt ngữ:
“Bản án là thông điệp chứng tỏ chính phủ và đảng cộng sản Việt Nam không hề bảo vệ và tôn trọng quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do thông tin của người dân.”
Tuy nhiên, vẫn theo ông, bản án 15 tháng tù treo của Đinh Nhật Uy cho thấy có lẽ ở mức độ nào đó các áp lực của công luận và quốc tế thường xuyên lên án thành tích nhân quyền tệ hại của Việt Nam trong thời gian gần đây đã phần nào có tác dụng.
Ông Benjamin Ismail:
“Chúng tôi hy vọng với áp lực ngày càng gia tăng, các chính sách đàn áp của chính phủ Việt Nam đối với các blogger sẽ phần nào được nới lỏng.”
Cùng mạnh mẽ chỉ trích bản án của Đinh Nhật Uy, Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ có trụ sở tại Mỹ phê phán điều 258 dùng để buộc tội Uy có nội dung lập lờ, bao quát.
Ủy ban CPJ kêu gọi Hà Nội chấm dứt chiến dịch leo thang sách nhiễu các blogger độc lập-những người có quan điểm trái chiều với nhà nước và hủy bỏ các luật lệ cấm cản quyền thông tin và bình luận ý kiến trên các trang mạng xã hội.
Điều phối viên đặc trách khu vực châu Á của CPJ, ông Bob Dietz, nói với VOA Việt ngữ:
“Vụ án của Uy là một phần trong kế hoạch lớn hơn rất nhiều của nhà nước Việt Nam nhằm bóp nghẹt các tiếng nói chỉ trích nhà nước. Bản án là lời cảnh cáo rằng bất cứ ai chỉ trích nhà nước dù bằng bất kỳ hình thức và phương tiện gì cũng sẽ bị nhà nước xử lý như thế này.”
Truyền thông của nhà nước Việt Nam nói Uy dùng Facebook “đăng các bài viết, hình ảnh và trao đổi thông tin có nội dung xấu, xuyên tạc, làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước.”
Trả lời đài VOA sau khi rời trại giam tối ngày 29/10, Đinh Nhật Uy cho biết từ khi bị bắt tới lúc ra tòa, anh một mực khẳng định mình vô tội và rất bất bình trước bản án bất công.
Uy nói bản án đã thay lời người dân nói với quốc tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, về quyền con người tại Việt Nam bị chà đạp đến mức nào:
“15 tháng tù treo vì Facebook của mình tôi xem đó là lời cảnh báo của chính quyền đối với cộng đồng Facebook ở Việt Nam. Về quyền tự do dân chủ ở Việt Nam, người dân muốn lên tiếng điều gì cũng phải nằm trong sự kiểm soát chứ không thể nói huỵch toẹt ra hết được, khác với các nước dân chủ ở nước ngoài. Ở nước ngoài, Facebook của tôi nó không là một cái gì cả, tôi muốn nói gì thì nói trên đó. Đó là quyền tự do. Còn ở Việt Nam, tôi thấy chuyện đó khó khăn rất rất nhiều.”
Uy cho biết anh sẽ kháng cáo phản đối bản án bất chấp rủi ro có thể án bị tăng nặng hơn tại tòa phúc thẩm. Quyết định này được Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ ủng hộ.
Ông Bob Dietz:
“Đưa vụ án này lên tòa phúc thẩm cao hơn dù có thể sẽ nguy hiểm cho Uy, nhưng đó cũng có thể là một quyết định khôn ngoan khi tận dụng mọi cơ hội trong hệ thống luật pháp đang hiện hữu tại Việt Nam. Bản án của Uy là bất công, và tôi cho rằng đặt áp lực lên nhà cầm quyền và tạo cơ hội cho người dân lên tiếng ủng hộ anh có thể là một chiến thuật hữu hiệu.”
Sau Đinh Nhật Uy dự kiến sẽ diễn ra phiên xử hai blogger khác cũng bị bắt vì điều 258 là Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất.
Việt Nam bị xếp 172/179 nước trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí 2013 do Tổ chức Phóng viên Không biên giới khảo sát và vẫn nằm trong danh sách các quốc gia bị RSF liệt kê là ‘Kẻ thù của Internet’.
Đinh Nhật Uy bị buộc tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ theo điều 258 Bộ luật hình sự. Phán quyết của Tòa Án Nhân dân tỉnh Long An hôm 29/10 còn phạt Uy 1 năm thử thách sau khi mãn án.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói bản án của Uy rõ ràng là một đòn giáng khắc nghiệt đối với quyền tự do ngôn luận của người dân tại Việt Nam.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Đây là một điểm lùi nữa về quyền tự do bày tỏ quan điểm tại Việt Nam. Hết người này đến người khác bị nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù chỉ vì thể hiện tư tưởng cá nhân hay chỉ trích nhà nước một cách ôn hòa chứng tỏ chiến dịch đàn áp các nhân quyền của Hà Nội vẫn tiếp diễn và gia tăng. Bản án của Uy là một chỉ dấu nữa cho thấy Hà Nội hoàn toàn không dung chấp bất cứ ý kiến nào bất đồng với nhà nước. Những hoạt động của Uy là hoàn toàn bình thường, bất kỳ ai cũng phải làm như vậy, phải lên tiếng đòi công lý trước sự bất công xã hội, trước những oan trái của người thân. Uy chẳng làm gì để bị xem là phạm tội hình sự cả.”
Đây là một điểm lùi nữa về quyền tự do bày tỏ quan điểm tại Việt Nam. Hết người này đến người khác bị bỏ tù chỉ vì thể hiện tư tưởng cá nhân hay chỉ trích nhà nước một cách ôn hòa, chứng tỏ chiến dịch đàn áp các nhân quyền của Hà Nội vẫn tiếp diễn và gia tăng.
Đây là trường hợp đầu tiên một công dân mạng tại Việt Nam bị buộc tội hình sự theo điều 258 vì các ý kiến bình luận đăng lên Facebook.
Ông Phil Robertson nói bản án này càng chứng tỏ rằng hơn bao giờ hết, Việt Nam không xứng đáng có một ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc:
“Việc Hà Nội phạt tù một người dân dùng Facebook đòi công lý về tội ‘lợi dụng quyền dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ phơi bày cho thế giới thấy các chính sách nhân quyền của Việt Nam đã phá sản. Tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam rút lui ý định tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vì họ không thích hợp và không xứng đáng.”
Bản án là thông điệp chứng tỏ chính phủ và đảng cộng sản Việt Nam không hề bảo vệ và tôn trọng quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do thông tin của người dân.
Ông Benjamin Ismail, người đứng đầu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thuộc RSF nói với VOA Việt ngữ:
“Bản án là thông điệp chứng tỏ chính phủ và đảng cộng sản Việt Nam không hề bảo vệ và tôn trọng quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do thông tin của người dân.”
Tuy nhiên, vẫn theo ông, bản án 15 tháng tù treo của Đinh Nhật Uy cho thấy có lẽ ở mức độ nào đó các áp lực của công luận và quốc tế thường xuyên lên án thành tích nhân quyền tệ hại của Việt Nam trong thời gian gần đây đã phần nào có tác dụng.
Ông Benjamin Ismail:
“Chúng tôi hy vọng với áp lực ngày càng gia tăng, các chính sách đàn áp của chính phủ Việt Nam đối với các blogger sẽ phần nào được nới lỏng.”
Quốc tế lên án Việt Nam về bản án đối với Đinh Nhật Uy
Ủy ban CPJ kêu gọi Hà Nội chấm dứt chiến dịch leo thang sách nhiễu các blogger độc lập-những người có quan điểm trái chiều với nhà nước và hủy bỏ các luật lệ cấm cản quyền thông tin và bình luận ý kiến trên các trang mạng xã hội.
Điều phối viên đặc trách khu vực châu Á của CPJ, ông Bob Dietz, nói với VOA Việt ngữ:
15 tháng tù treo vì Facebook của mình tôi xem đó là lời cảnh báo của chính quyền đối với cộng đồng Facebook ở Việt Nam. Về quyền tự do dân chủ ở Việt Nam, người dân muốn lên tiếng điều gì cũng phải nằm trong sự kiểm soát chứ không thể nói huỵch toẹt ra hết được...
Truyền thông của nhà nước Việt Nam nói Uy dùng Facebook “đăng các bài viết, hình ảnh và trao đổi thông tin có nội dung xấu, xuyên tạc, làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước.”
Trả lời đài VOA sau khi rời trại giam tối ngày 29/10, Đinh Nhật Uy cho biết từ khi bị bắt tới lúc ra tòa, anh một mực khẳng định mình vô tội và rất bất bình trước bản án bất công.
Uy nói bản án đã thay lời người dân nói với quốc tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, về quyền con người tại Việt Nam bị chà đạp đến mức nào:
“15 tháng tù treo vì Facebook của mình tôi xem đó là lời cảnh báo của chính quyền đối với cộng đồng Facebook ở Việt Nam. Về quyền tự do dân chủ ở Việt Nam, người dân muốn lên tiếng điều gì cũng phải nằm trong sự kiểm soát chứ không thể nói huỵch toẹt ra hết được, khác với các nước dân chủ ở nước ngoài. Ở nước ngoài, Facebook của tôi nó không là một cái gì cả, tôi muốn nói gì thì nói trên đó. Đó là quyền tự do. Còn ở Việt Nam, tôi thấy chuyện đó khó khăn rất rất nhiều.”
Uy cho biết anh sẽ kháng cáo phản đối bản án bất chấp rủi ro có thể án bị tăng nặng hơn tại tòa phúc thẩm. Quyết định này được Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ ủng hộ.
Ông Bob Dietz:
“Đưa vụ án này lên tòa phúc thẩm cao hơn dù có thể sẽ nguy hiểm cho Uy, nhưng đó cũng có thể là một quyết định khôn ngoan khi tận dụng mọi cơ hội trong hệ thống luật pháp đang hiện hữu tại Việt Nam. Bản án của Uy là bất công, và tôi cho rằng đặt áp lực lên nhà cầm quyền và tạo cơ hội cho người dân lên tiếng ủng hộ anh có thể là một chiến thuật hữu hiệu.”
Sau Đinh Nhật Uy dự kiến sẽ diễn ra phiên xử hai blogger khác cũng bị bắt vì điều 258 là Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất.
Việt Nam bị xếp 172/179 nước trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí 2013 do Tổ chức Phóng viên Không biên giới khảo sát và vẫn nằm trong danh sách các quốc gia bị RSF liệt kê là ‘Kẻ thù của Internet’.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Chuyên về những bài đăng trên các Trang mạng nằm trong danh sách bị Nhà nước chận-
Những ý kiến xây dựng đều được hoan nghênh