Một nhóm các nhà hoạt động trẻ trong và ngoài nước hôm nay (7/4) ra trước Ủy ban Nhân quyền của Thượng viện Canada điều trần về thực trạng nhân quyền Việt Nam.
Thông báo về cuộc điều trần từ Thượng viện Canada cho hay mục đích sự kiện này nhằm theo dõi các vấn đề liên quan đến nhân quyền và xem xét cách thức bộ máy chính quyền đáp ứng với các nghĩa vụ quốc gia và quốc tế của Canada trong lĩnh vực nhân quyền.
Các nhân chứng tham gia buổi điều trần gồm có 3 nhà hoạt động từ trong nước như blogger Phạm Đoan Trang; blogger Nguyễn Anh Tuấn thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam; luật sư nhân quyền Trịnh Hữu Long, và 2 thành viên điều hành của tổ chức Sáng kiến Thể hiện Lương tâm Người Việt Hải ngoại (VOICE) là luật sư Trịnh Hội và cô Ann Phạm.
Đây là những thành viên trong phái đoàn đi vận động quốc tế nhân kỳ Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ nhì của Hà Nội trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hôm 5/2 vừa qua.
Buổi điều trần bắt đầu lúc 2 giờ chiều (giờ Ottawa) và được truyền hình trực tuyến trên website của Quốc hội Canada.
Luật sư Trịnh Hữu Long cho biết thêm chi tiết:
“Blogger Trang sẽ trình bày vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí, và vấn đề kiểm duyệt tại Việt Nam. Blogger Tuấn sẽ phát biểu về các hoạt động của xã hội dân sự độc lập và những hạn chế trong quyền tự do lập hội tại Việt Nam. Long sẽ trình bày về sự tham gia của khối xã hội dân sự vào tiến trình UPR của Việt Nam và các hoạt động hậu UPR mà chúng tôi chuẩn bị thực hiện thời gian sắp tới. Anh Trịnh Hội và cô Ann Phạm sẽ nói về việc phát triển xã hội dân sự tại Việt Nam và các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, cung cấp một bức tranh tổng quát về nhân quyền tại Việt Nam.”
Luật sư Long nói đến với cuộc điều trần này ngoài mục tiêu cung cấp thông tin về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, các nhà hoạt động trong nhóm đề nghị Quốc hội Canada có biện pháp thúc đẩy những khuyến nghị mà Ottawa đã đưa ra với Hà Nội trong buổi báo cáo UPR tại Liên hiệp quốc cách đây 2 tháng:
“Chúng tôi mong muốn chính phủ Canada sẽ gây sức ép nhất định lên chính phủ Việt Nam để họ chấp thuận và thực hiện các khuyến nghị này trong thời gian 4 năm tới, trước phiên UPR tiếp theo.”
Sau buổi điều trần chiều nay, các nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam dự kiến sẽ gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Canada, kêu gọi giúp đỡ trong việc gây sức ép để chính phủ nước này có hành động cụ thể đối với tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Đây là chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch quốc tế vận của các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước nhằm cổ xúy nhân quyền cho Việt Nam.
Luật sư Long nói tiếp:
"Điều chúng tôi mong muốn là có thể quốc tế hóa các hoạt động nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Chúng ta biết nhân quyền là khái niệm phổ quát trên tòan cầu, không phải là một khái niệm khu trú trong một lãnh thổ nhất định. Cho nên, chúng ta rất cần quốc tế hóa các hoạt động nhân quyền để một mặc tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế; mặt khác, qua các hoạt động này, chúng ta thắt chặt thêm sợi dây tình cảm và sự kết nối giữa người Việt trong nước và người Việt ở nước ngoài.”
Ông Trịnh Hữu Long cũng cho biết thêm kế hoạch hậu UPR sắp tới bao gồm tiếp tục các sinh hoạt vận động nhân quyền công khai ngay trong nước:
“Ví dụ như chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và tham gia tổ chức các buổi thảo luận nhân quyền, các buổi hội thảo về UPR ở Việt Nam và cũng sẽ kêu gọi các tổ chức quốc tế và các đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam tham gia vào trong các hoạt động này.”
Một số thành viên trong phái đoàn đi vận động UPR trở về nước đã gặp không ít khó khăn với chính quyền kể cả bị tịch thu hộ chiếu. Luật sư Long nói tất cả những vi phạm này sẽ được thông báo cho Liên hiệp quốc và các nước quan tâm, trong chiến dịch vận động này.
Cuộc điều trần của các nhà hoạt động trẻ Việt Nam trước Ủy ban Nhân quyền Thượng viện Canada diễn ra chưa đầy nửa tháng sau cuộc điều trần hôm 26/3 của các chức sắc tôn giáo trong nước trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos thuộc Quốc hội Hoa Kỳ về thực trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Hà Nội lâu nay bác bỏ các chỉ trích về vi phạm nhân quyền từ quốc tế. Tại kỳ Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR trước Liên hiệp quốc hôm 5/2 vừa qua, Việt Nam khẳng định “chính sách cơ bản” của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ, và thăng tiến nhân quyền.
Thông báo về cuộc điều trần từ Thượng viện Canada cho hay mục đích sự kiện này nhằm theo dõi các vấn đề liên quan đến nhân quyền và xem xét cách thức bộ máy chính quyền đáp ứng với các nghĩa vụ quốc gia và quốc tế của Canada trong lĩnh vực nhân quyền.
Các nhân chứng tham gia buổi điều trần gồm có 3 nhà hoạt động từ trong nước như blogger Phạm Đoan Trang; blogger Nguyễn Anh Tuấn thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam; luật sư nhân quyền Trịnh Hữu Long, và 2 thành viên điều hành của tổ chức Sáng kiến Thể hiện Lương tâm Người Việt Hải ngoại (VOICE) là luật sư Trịnh Hội và cô Ann Phạm.
Đây là những thành viên trong phái đoàn đi vận động quốc tế nhân kỳ Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ nhì của Hà Nội trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hôm 5/2 vừa qua.
Buổi điều trần bắt đầu lúc 2 giờ chiều (giờ Ottawa) và được truyền hình trực tuyến trên website của Quốc hội Canada.
Luật sư Trịnh Hữu Long cho biết thêm chi tiết:
“Blogger Trang sẽ trình bày vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí, và vấn đề kiểm duyệt tại Việt Nam. Blogger Tuấn sẽ phát biểu về các hoạt động của xã hội dân sự độc lập và những hạn chế trong quyền tự do lập hội tại Việt Nam. Long sẽ trình bày về sự tham gia của khối xã hội dân sự vào tiến trình UPR của Việt Nam và các hoạt động hậu UPR mà chúng tôi chuẩn bị thực hiện thời gian sắp tới. Anh Trịnh Hội và cô Ann Phạm sẽ nói về việc phát triển xã hội dân sự tại Việt Nam và các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, cung cấp một bức tranh tổng quát về nhân quyền tại Việt Nam.”
Luật sư Long nói đến với cuộc điều trần này ngoài mục tiêu cung cấp thông tin về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, các nhà hoạt động trong nhóm đề nghị Quốc hội Canada có biện pháp thúc đẩy những khuyến nghị mà Ottawa đã đưa ra với Hà Nội trong buổi báo cáo UPR tại Liên hiệp quốc cách đây 2 tháng:
“Chúng tôi mong muốn chính phủ Canada sẽ gây sức ép nhất định lên chính phủ Việt Nam để họ chấp thuận và thực hiện các khuyến nghị này trong thời gian 4 năm tới, trước phiên UPR tiếp theo.”
Sau buổi điều trần chiều nay, các nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam dự kiến sẽ gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Canada, kêu gọi giúp đỡ trong việc gây sức ép để chính phủ nước này có hành động cụ thể đối với tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Đây là chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch quốc tế vận của các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước nhằm cổ xúy nhân quyền cho Việt Nam.
Luật sư Long nói tiếp:
"Điều chúng tôi mong muốn là có thể quốc tế hóa các hoạt động nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Chúng ta biết nhân quyền là khái niệm phổ quát trên tòan cầu, không phải là một khái niệm khu trú trong một lãnh thổ nhất định. Cho nên, chúng ta rất cần quốc tế hóa các hoạt động nhân quyền để một mặc tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế; mặt khác, qua các hoạt động này, chúng ta thắt chặt thêm sợi dây tình cảm và sự kết nối giữa người Việt trong nước và người Việt ở nước ngoài.”
Ông Trịnh Hữu Long cũng cho biết thêm kế hoạch hậu UPR sắp tới bao gồm tiếp tục các sinh hoạt vận động nhân quyền công khai ngay trong nước:
“Ví dụ như chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và tham gia tổ chức các buổi thảo luận nhân quyền, các buổi hội thảo về UPR ở Việt Nam và cũng sẽ kêu gọi các tổ chức quốc tế và các đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam tham gia vào trong các hoạt động này.”
Một số thành viên trong phái đoàn đi vận động UPR trở về nước đã gặp không ít khó khăn với chính quyền kể cả bị tịch thu hộ chiếu. Luật sư Long nói tất cả những vi phạm này sẽ được thông báo cho Liên hiệp quốc và các nước quan tâm, trong chiến dịch vận động này.
Cuộc điều trần của các nhà hoạt động trẻ Việt Nam trước Ủy ban Nhân quyền Thượng viện Canada diễn ra chưa đầy nửa tháng sau cuộc điều trần hôm 26/3 của các chức sắc tôn giáo trong nước trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos thuộc Quốc hội Hoa Kỳ về thực trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Hà Nội lâu nay bác bỏ các chỉ trích về vi phạm nhân quyền từ quốc tế. Tại kỳ Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR trước Liên hiệp quốc hôm 5/2 vừa qua, Việt Nam khẳng định “chính sách cơ bản” của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ, và thăng tiến nhân quyền.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Chuyên về những bài đăng trên các Trang mạng nằm trong danh sách bị Nhà nước chận-
Những ý kiến xây dựng đều được hoan nghênh