Trong khi chưa hề tìm hiểu đúng sai về các nội dung tố cáo của blog
“Chân dung Quyền lực” mà tối ngày 14/1/2015, trong chương trình “Đối
thoại và Chính sách” trên VTV1 với chủ đề “Đối phó với thông tin nguy
hại”, ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông đã vội vàng có những phát biểu, kết luận: “Hàng trăm trang mạng có
máy chủ ở nước ngoài sử dụng chiêu bài nguy hiểm - xuyên tạc, bịa đặt,
nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các
cấp nhằm gây chia rẽ Đảng với nhân dân, giảm sút niềm tin của dân với
Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết, tạo sự ngờ vực trong xã hội” và “Có thể
gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật VN. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước. Như ở Anh tội phạm này bị xếp ngang hàng tội phạm tấn công khủng bố, thảm họa hạt nhân...”.
Ông Trương Minh Tuấn còn cảnh cáo, đe nẹt người dân: “phải cảnh giác,
tẩy chay thông tin độc hại, không tiếp tay cho tội phạm thông tin ảo lan
truyền thông tin”(?!).
Ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông |
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng đã quy định rõ tại Điều 6, Luật Phòng, Chống tham nhũng: “Công
dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác,
giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện,
xử lý người có hành vi tham nhũng”. Rõ ràng việc phát hiện kèm theo các chứng cứ cụ thể để tố cáo hành
vi tham nhũng, vi phạm pháp luật của các quan chức trên blog “Chân dung
Quyền lực” là phù hợp với nội dung của Điều 6 nói trên. Như vậy, trong
khi chưa tìm hiểu đúng sai về các nội dung tố cáo mà đã vội vã kết luận
là “xuyên tạc, bịa đặt, gây chia rẽ nội bộ, là tội phạm không gian ảo,
vi phạm pháp luật Việt Nam” và tìm mọi thủ đoạn để ngăn chặn thông tin,
cho thấy sự tắc trách của cơ quan công quyền và vả vú lấp miệng em của
Ban Tuyên giáo và hệ thống truyền thông.
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông: “Nhiều
lần tôi nói với những người có trách nhiệm rằng không nên né tránh
những gì mà chúng ta thường cho là ‘nhạy cảm’. Càng không nên né tránh
các loại thông tin xấu độc, xuyên tạc, vu khống. Nếu là tôi thì sẽ ‘chơi
bài ngửa’, không có úp mở gì” (trích phát biểu với báo Tuổi Trẻ ngày 15/1/2015). Chúng tôi cũng thống nhất ý kiến với ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm VP Quốc hội: “Theo
tôi, cách tốt hơn cả là các cơ quan chức năng phải sớm làm minh bạch
những thông tin trôi nổi, nhất là thông tin nhằm vào các lãnh đạo cấp
cao” (trích phỏng vấn của báo Giáo dục Việt Nam ngày 16/1/2015).
Đề nghị Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng, Ủy ban Kiểm tra TW
cần làm rõ các nội dung tố cáo, xác minh các chứng cứ mà CDQL đưa ra xem
có phải là "xuyên tạc", "vu khống" hay không, chí ít là các nội dung
sau:
Về ông Phó thủ tướng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc:
(1) Bản kê khai tài sản của Vũ Chí Hùng
được lập vào ngày 12/12/2013 có phải chính Vũ Chí Hùng lập không? các
nội dung tài sản ghi trong bản khai này có chính xác không? Trong đó ghi
rõ “bố mẹ cho tặng căn nhà 59 Ngô Tất Tố, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí
Minh” và “bố mẹ cho tặng căn biệt thự tại số HS04-29 Hoa Sữa, Vinhomes
Riverside, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội”, có phải Phó thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc cho tặng không?
(2) Bản hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ 54% sở hữu của Sacombank
tại Công ty CP Nước khoáng ĐaKai (gồm 321.800 cổ phần, tổng trị giá
chuyển nhượng 22,6 tỷ đồng) của ông Đặng Văn Thành cho Vũ Chí Hùng có
phải thật không? Quyển sổ đăng ký sở hữu cổ phần số VSDSCR200420074, đứng tên bà Trần Nguyệt Thu (vợ ông Phúc) tại Tập đoàn Thành Thành Công của ông Đặng Văn Thành có phải thật không?
(3) Ông Nguyễn Xuân Phúc có sở hữu 02 căn biệt thự tại Mỹ không? Bằng lái xe của Nguyễn Xuân Hiếu (con trai ông Phúc) ghi rõ địa chỉ 1 trong 2 căn biệt thự tại Mỹ, có đúng hay không?
(4) Căn nhà tại số 29A Đồng Khởi, Q1, TP. HCM
ghi rõ trong bản kê khai tài sản của Vũ Chí Hùng có phải sở hữu của Vũ
Chí Hùng không? Tại sao từ bản thỏa thuận mua bán căn nhà này có giá trị
29 tỷ mà khi lập hợp đồng công chứng và kê khai tài sản Vũ Chí Hùng lại
biến thành 9 tỷ? như vậy có phải là hành vi rửa tiền, trốn thuế, đã vi
phạm pháp luật nghiêm trọng không?
(5) Và trước khi nhậm chức Phó Thủ tướng, ông có bổ nhiệm cấp tập hàng loạt cán bộ
như ông Trần Văn Truyền không? đã vơ vét được bao nhiêu? Chỉ cần triệu
tập, điều tra các nhân vật được bổ nhiệm trong thời gian này sẽ rõ!
Về ông Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh:
(1) Bản thống kê sơ bộ về khối bất động sản của Đại tá Phùng Quang Hải
(con trai ông Phùng Quang Thanh) đang sở hữu 06 biệt thự, căn hộ hạng
sang với tổng trị giá là 230,4 tỷ đồng (chưa tính chi phí xây dựng, sửa
sang) có đúng hay không? Vợ chồng Đại tá Phùng Quang Hải có đặt mua siêu
xe Rolls-Royce Phantom, du thuyền Manhattan 63 không?
(2) Đại tá Phùng Quang Hải có đúng là Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty 319 không? Các dự án “chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng” của Bộ Quốc phòng dành cho Công ty 319
xây dựng nhà ở, khu du lịch có đúng không? bao nhiêu cán bộ chiến sĩ
được ở trong các khu nhà này, bao nhiêu suất bị bán ra ngoài và tiền bán
được chạy đi đâu?
(3) Ông Phùng Quang Thanh, Đại tá Phùng Quang Hải có cấu kết với Công ty TNHH Cityland của Bùi Mạnh Hưng để biển thủ đất quốc phòng
không? Bao nhiêu suất đất quốc phòng đã bị “chuyển đổi mục đích sử
dụng” cho Cityland và quá trình Cityland đã thanh toán như thế nào, đã
trả hết nợ cho Bộ Quốc phòng chưa?
Sau khi có kết luận điều tra, Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng,
Ủy ban Kiểm tra TW cần công bố công khai, minh bạch trên các phương tiện
truyền thông để toàn dân được biết. Khi đó, nếu chứng minh được rằng
CDQL có hành vi vu cáo thì hãy đưa ra các kết luận như “xuyên tạc, bịa
đặt, gây chia rẽ nội bộ, là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật
Việt Nam” và thậm chí truy tố trước pháp luật cũng không muộn!
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Chuyên về những bài đăng trên các Trang mạng nằm trong danh sách bị Nhà nước chận-
Những ý kiến xây dựng đều được hoan nghênh