Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Cấn Thị Thêu-Vì sao nông dân Dương Nội quyết tử giữ đất.

Thưa quý bạn bè, anh chị em.

Khi chính quyền hồi vĩnh viễn đất nông nghiệp của những người dân không chuyển đổi được nghề nghiệp, thực chất là hành vi triệt đường sống của chúng tôi. và mọi sự bao biện cho hành động tước đoạt tư liệu sản xuất là đồng lõa với tội ác, là hành động chống lại nhân dân.

Xin viện dẫn ra đây những căn cứ, tài liệu để chứng minh chính quyền đã thu hồi đất đai trái pháp luật của chúng tôi. Và chứng minh rằng chúng tôi đang đòi lại những thứ thuộc về chúng tôi, hoàn toàn không có bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào lợi dụng chúng tôi với mục đích chính trị. và lý giải tại sao chúng tôi hàng ngày đến các cơ quan công quyền để yêu cầu chính quyền tuân thủ luật pháp Việt Nam cũng như các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết cũng như lý giải cho một số ý kiến cho rằng chúng tôi chỉ đi biểu tình mà không đấu tranh pháp lý.

- Theo đánh giá của các chuyên ngành về các vấn đề nông thôn, nông nghiệp và nông dân thì sau khi bị thu hồi mất đất, hơn 80% nông dân không chuyển đổi được nghề nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có việc làm.

- Tuyên ngôn nhân quyền nhân quyền của Liên Hợp Quốc và pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở Việt Nam.
+ Nội dung tuyên ngôn nêu.
- Điều 23 nêu. mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn công việc, được hưởng điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chống lại tình trạng thất nghiệp.
- Điều 25 trong tuyên ngôn nêu: mọi người có quyền được hưởng mức sống đủ để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình về các mặt ăn, mặc, ở, y tế và các dịch vụ cần thiết.
+ Pháp luật về các quyền cơ bản của con người trong pháp luật Việt Nam.
Theo Điều 3, điều 32 của hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 thì mọi người đều có quyền sở hữu tư liệu sản xuất của mình, được lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc. Được nhà nước công nhận, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
- thực tế chúng tôi là nông dân, nghề nghiệp của chúng tôi là nghề làm ruộng và tư liệu sản xuất của người làm ruộng phải là ruộng đất.
do vậy chính quyền không thể thu hồi Vĩnh viễn đất đai, tư liệu sản xuất của chúng tôi, trong khi chúng tôi không thể chuyển đổi được nghề nghiệp.
+ Chỉ thị số 05 ngày 22/02/2006 của thủ tướng chính phủ nêu:
- làm tốt công tác tái định cư, dành diện tích đất tại các vị trí thuận lợi, kể cả bên cạnh các khu công nghiệp để bố trí tái định cư, đảm bảo cho những hộ có đất bị thu hồi có chỗ ở mới ở khu tái định cư. việc lập quy hoạch các khu công nghiệp, chỉnh trang, mở rộng khu đô thị, khu dân cư nông thôn cần chú ý dành quỹ đất cho tái định cư tại chỗ. từ nay các địa phương không được cưỡng chế, buộc tháo dỡ nhà ở khi người bị thu hồi đất chưa được giải quyết chỗ tái định cư.
- chỉ đạo tích cực giải quyết việc làm cho hộ có đất bị thu hồi ngoài việc bố trí tái định cư các vị trí thuận lợi và bên cạnh các khu công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, giải quyết việc làm, cần có các giải pháp khác nhằm đảm bảo việc làm và thu nhập, không để người có đất bị thu hồi lâm vào cảnh thất nghiệp, nghèo đói.
Bên cạnh đó chính các báo lề phải cũng đã đưa tin phản ánh hậu quả nghiêm trọng về tình trạng thất nghiệp sau nạn thu hồi đất:
- Báo Kinh tế bạn đọc số 46/2007 với tiêu đề, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo không được tùy tiện thu hồi đất của dân.
- Báo Nông thôn ngày nay số 214 ra ngày 27/10/2008 với tựa đề, Khó đáp ứng nhu cầu đào tạo.
Nội dung bài báo phản ánh:
- Ở Việt Nam hiện nay chưa có trường nào có ngành dạy nghề riêng cho nông dân, đa số các trường chỉ thiết kế chương trình đào tạo theo nhu cầu nên các chứng chỉ học nghề đều không có giá trị pháp lý. phần lớn sau khi nông dân tốt nghiệp các lớp học nghề lại rơi vào tình trạng thất nghiệp. tại bài báo này dẫn chứng :
Ở xã An Khánh- Hoài Đức nông dân bị thu hồi đất gần 10 năm nhưng vẫn chưa ai học được nghề gì, và ở xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh có tới 10 nghìn lao động đang rơi vào tình trạng ăn không ngồi rồi, do đất đai đã bị thu hồi hết.
- Báo Nông thôn ra ngày 27/10/2009 với tiêu đề. Mất nghề vì quy hoạch.
Nội dung:
Nông dân bị thu hồi hết đất dẫn đến thất nghiệp, không có việc làm tìm việc khó như tìm vàng.
- Báo Nông thôn số ra ngày 28/2/2009 với tiêu đề. Hậu quả của sự vô trách nhiệm.
Nội dung bài báo:
Đưa tin về những người Việt Nam đi xuất khẩu lao động khổ hơn những người Châu Phi bị bán sang Châu Âu, Châu Mỹ cách đây hơn 300 năm về trước.
- Báo Tiền phong số 60 ra ngày 01/03/2010 với tiêu đề. Có nên cho nước ngoài thuê đất rừng dài hạn.
Ý kiến của Tướng Đồng Sỹ Nguyên: Đất đai là tài nguyên quý nhất của đất nước và là tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân.
- Báo Gia đình và xã hội số 38 (1.339) ra ngày 28/3/2008 với tiêu đề Chưa đền bù đã sản ủi ruộng lúa.
Nội dung bài báo nêu.
Đến thời điểm tháng 2/2008 UBND tỉnh Hà Tây( cũ) đã thu hồi đến m2 cuối cùng của nông dân xã Dương Nội để giao cho các dự án, khiến cho 100% nông dân xã Dương Nội sẽ không biết phải sống như thế nào trong thời gian tới.
- Báo Phụ nữ Việt Nam số 60 ra ngày 21/5/2006 với tiêu đề Nông dân mất đất nguy cơ bất ổn xã hội.
Nội dung bài báo nêu:
Thủ tướng chính phủ đã có văn bản chỉ đạo bộ Nông Nghiệp PTNT- TNMT rà soát thống kê báo cáo chính phủ về tình hình lấy đất nông nghiệp sang làm công nghiệp Cấm các địa phương không được lấy đất nông nghiệp. đặc biệt là đất trồng năm 2-3 vụ lúa và hoa màu sang làm công nghiệp
-thực tế đất của chúng tôi là đất bờ xôi ruộng mật. một năm thu hoạch 2 vụ lúa và một vụ màu, (thuộc diện cấm thu hồi theo sự chỉ đạo của thủ tướng chính phủ).
-cũng tại bài báo này tiến sĩ Nguyễn Đức Thịnh- chuyên gia nghiên cứu về ngành hàng và đất đai, viện chính sách chiến lược nông nghiệp và PTNT cho rằng.
từ trước tới giờ nhà nước nào cũng coi trọng vấn đề an toàn ruộng đất, vì nếu mà mất an toàn ruộng đất sẽ nảy sinh hàng loạt vấn đề xã hội nghiêm trọng.
Bên cạnh đó các văn bản, kết luận, điều khoản cũng đã chứng minh chính quyền thu hồi đất là trái phép:
1/
Kết luận số 313 của TT- Hà Nội khẳng định chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân sau thu hồi là điều khổng thể, vì tính đến ngày 10/8/2010 trung tâm giới thiệu việc làm của quận Hà Đông chỉ giới thiệu và chuyển đổi nghề ngiệp cho 22 người dân trên tổng số hơn 17 nghìn dân Dương Nội.
2/
Kết luận thanh tra chính phủ. KL TTCP số 1078 khẳng định người dân không thể chuyển đổi nghề nghiệp do lứa tuổi không đồng đều.
3/
Công văn số 20 ngày 07/04/2008 của UBND xã Dương Nội.
Nội dung văn bản thể hiện:
Để giải quyết việc làm cho hơn 1 vạn việc làm với thu nhập bằng nông dân xã Dương Nội hiện nay đó là việc làm không thể, và hệ lụy của nó là sẽ thất học ở trẻ nhỏ, hư hỏng tệ nạn ở thanh niên, phá hỏng thành quả bao năm xóa đói giảm nghèo.
4/
Công văn số 97 ngày 25/6/2009 của UBND quận Hà Đông.
Nội dung công văn nêu:
Tính đến hết tháng 5 năm 2009 mà cả quận Hà Đông mới tìm việc làm cho được có 53 lao động vào làm việc trong các xí nghiệp, còn lại chỉ mới là khảo sát và dự kiến sẽ xuất khẩu những người nông dân bị mất đất sang các nước Đông Âu, Châu Phi, Nhật Bản, Đài Loan để làm thuê kiếm sống.
- Dự thảo công báo kết luận phản ánh, kiến nghị của một số công dân phường Dương Nội ngày 10/8/2010 của UBND TP Hà Nội.
Nội dung dự thảo thể hiện:
Cả phường Dương Nội với hơn 17 nghìn dân bị mất đất, hoặc có nguy cơ sắp bị mất đất nhưng trung tâm giới thiệu việc làm của quận Hà Đông mới giới thiệu, tìm việc làm cho được có 22 người. Theo tính toán thì phải mất gần 1 nghìn năm sau nữa thì chính quyền mới bố trí tìm việc làm cho được hết những người nông dân bị mất đất ở phường Dương Nội ( không tính tỉ lệ tăng sinh dân số).
5/.
Báo cáo đảng bộ xã Dương Nội ngày 05/5/2008.
Nội dung báo cáo nêu:
với số lượng diện tích thu hồi thực hiện các dự án trên địa bàn phường Dương Nội là quá lớn. chiếm gần 90% diện tích đất nông nghiệp đã tác động đến tâm lý, đời sống của người lao động. Đề nghị UBND tỉnh, UBND Thành Phố cần có chủ trương, chính sách đảm bảo đời sống, lao động, việc làm cho nhân dân trước khi thu hồi đất. (thực tế chưa có ai đảm bảo đời sống cho nhân dân chúng tôi, nhưng chúng tôi đã bị thu hồi đất.)
6/.
Biên bản cung cấp tài liệu, chứng cứ kèm theo biên bản đối thoại lần 1 với thanh tra TP Hà Nội ngày 18/5/2010.
Nội dung. chứng minh nhân dân chúng tôi không chuyển đổi được nghề nghiệp.
7/
Căn cứ các điều khoản:
- Điều 32/ Nghị Định 197/2004/NĐ- CP ngày 03/12/2004 của chính phủ.
- Điều 23/ Nghị Định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của chính phủ.
Khoản 5, điều 39/ Quyết Định số 108/2009/QĐ- UBND ngày 29/9/2009 của UBND TP Hà Nội.
- Điều 3, điều 32 của hiến pháp năm 2013
và các căn cứ từ những tài liệu, văn bản chứng minh trên và tình hình thực tế thất nghiệp của các hộ dân nay chúng tôi khẳng định:
Chính quyền đã thu hồi đất trái phép của chúng tôi, đã đẩy chúng tôi đến cảnh thất nghiệp đói nghèo, hành động này đã mang tính chất triệt đường sống của chúng tôi.
và chúng tôi sẽ tiếp tục xuống đường, đến các cơ quan công quyền cho đến khi các cơ quan công quyền phải tôn trọng luật pháp Việt Nam cũng như các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và phải hoàn trả toàn bộ số diện tích ruộng đất mà chính quyền đã tước đoạt trái phép của chúng tôi.
Chúng tôi chỉ dừng đấu tranh khi đã đòi được thỏa đáng quyền lợi đất đai theo đúng với chính sách, pháp luật của nhà nước đã ban hành, hoặc chỉ dừng đấu tranh bằng pháp lý khi chính quyền chính thức tuyên bố sẽ xử dụng luật rừng thay cho luật pháp.
Trên đây là phương thức đấu tranh của chúng tôi.
Rất mong quý bạn bè, anh chị em cùng đồng cảm, và chia sẻ với chúng tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Dương Nội Ngày 23/08/2015.
Thêu

FB Cấn Thị Thêu

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Chuyên về những bài đăng trên các Trang mạng nằm trong danh sách bị Nhà nước chận-
Những ý kiến xây dựng đều được hoan nghênh

Blogger Widgets

Mời tham gia fanpage của XĐ

Powered By Blogger Widgets