Tác giả gửi tới Dân Luận
DL - Chiều ngày 25/8/2013, nhà hoạt động vì quyền con
người Trương Minh Tam cho biết bị 2 người lạ mặt tấn công, và giựt chiếc
túi có chứa giấy tờ, tài sản quăng xuống rãnh nước sâu. Được biết trước
đó anh Tam đã vào đối thoại với Trại giam số 5 Thanh Hoá để yêu cầu họ
trả lại những "trang viết" của anh ở trong tù. Vừa đi ra khỏi Trại giam
số 5 được khoảng 1 km thì anh bị tấn công. Phóng viên Dân Luận đã có
cuộc phỏng vấn anh để hiểu rõ thêm về sự việc.
P.V: Chào anh Tam, chúng tôi nhận được thông tin anh bị tấn công sau khi đến trại giam số 5 Thanh Hoá, anh có thể mô tả cho chúng tôi được biết về vụ tấn công này?
- Chiều ngày 25/8/2015, sau khi làm việc với 2 công an trại giam tên Tiến và Lê Đình Giáp (dưới quyền giám thị Lường Văn Tuyến) thì họ trả lại một số đồ đạc và phiếu thông báo giải quyết khiếu nại xong ra về. Tôi đi được khoảng 1 km thì có 2 thanh niên khá trẻ, đi trên 1 chiếc xe Wave màu trắng, không có biển số đã áp sát vào tôi, tên kia đẩy tôi ngã xuống. Một người khống chế, giữ người tôi cho tên còn lại lục soát các đồ đạc trong túi của tôi, sau đó ném tất cả xuống rãnh nước sâu hơn 2m. Tôi đã bị mất tất cả giấy tờ, đồ đạc họ đã trả cho tôi cùng với một số tài sản khác như máy tính bảng, laptop mà tôi mang theo. Nơi họ ra tay giựt đồ rất vắng vẻ, ko có ai hỗ trợ, ứng cứu tôi cả. Sau đó người dân có chạy ra thì chỉ vớt được 1 số đố đạc, quần áo. Còn máy tính thì ko thể vớt được vì chỗ đó nước rất sâu.
P.V: Anh có thể cho biết về buổi làm việc với công an trại giam trước đó?
- Khi bản án phúc thẩm có hiệu lực thì tôi bị chuyển xuống trại giam số 5, Thanh Hóa ngày 23/4/2014 và tôi đã thụ án ở đây cho đến ngày 7/10/2014 thì hết án. Khi tôi đến trại giam số 5 thì có mang theo các giấy tờ mà tòa án cung cấp cho tôi như là bản kết luận điều tra, cáo trạng và các giấy tờ bắt giam tôi, và tôi cho đó là các giấy tờ tôi cần phải có, để tôi chứng minh lại bản án của tôi vì tôi cho rằng bản án của tôi là oan sai.
Nhân viên trại giam có nói với tôi là giữ lại để kiểm tra và sẽ hoàn trả vào ngày tôi tôi ra tù và tôi đã đồng ý. Cho tới ngày tôi ra tù, trước đó 10 ngày tôi đã thông báo cho trại giam số 5 biết là tôi có hơn 400 "trang viết" tại trại giam này và tôi đòi họ kiểm tra, nếu ko có vấn đề gì phải đưa cho tôi mang về, nếu có vấn đề gì phải chứng minh vấn đề đó thì mới được thu giữ của tôi. Họ không đáp ứng yêu cầu đó của tôi mà họ đợi tới ngày tôi ra tù thì họ nói rằng họ thu giữ toàn bộ kiểm tra và ko thể kiểm tra ngay lúc này được mà sẽ trả tôi khi nào kiểm tra xong.
Căn cứ vào luật khiếu nại năm 2011, tôi đã hối thúc trại giam này, đến ngày 25/4/2015 thì ông Lường Văn Tuyến đã ký quyết định nhận đơn khiếu nại của tôi và nhận thụ lí giải quyết về vấn đề này. Căn cứ điều 28, luật khiếu nại, sau khi hết thời gian giải quyết mà vẫn không nhân được câu trả lời, tôi đã có nhiều đơn thư hối thúc trả lời tôi nhưng họ phớt lờ. Thế nên sang ngày hôm nay tôi đã trực tiếp đến trại để hỏi họ có giải quyết hay không để tôi tiến hành khiếu nại lần 2 lên bộ CA hoặc sẽ kiện họ ra tòa hành chính.
Lúc 10h30p, tôi đến trại thì họ báo hết giờ làm việc và 1h10p thì đến làm việc. Buổi chiều, 1h30p tôi quay lại làm việc thì họ tiếp tôi với thái độ rất uể oải và nói rằng có chút việc bận, mong tôi thông cảm ngồi chờ cho đến khi họ xong việc. tôi ngồi chờ cho đến gần hết giờ làm việc thì anh Tiến – cán bộ dưới quyền của anh Lường Văn Tuyến (giám thị trại giam) – cùng với anh lê Đình Giáp ra làm việc với tôi. Họ thông báo ngày 19/6 thì trại giam đã ra quyết định trả lời khiếu nại của tôi rồi nhưng tôi không nhận được và coi như ngày hôm nay tôi mới nhận được thông báo trả lời. Sau đó tôi nhận lại giấy tờ và phiếu thông báo giải quyết khiếu nại và ra về. Đi được khoảng 1km thì sự việc xảy ra như ở phía trên tôi đã trình bày.
P.V: Anh có đánh giá được là 2 người tấn công anh mục đích của họ là gì không?
- Việc này cũng nằm trong 1 chuỗi những năm gần đây, rất nhiều nhà hoạt động từng bị côn đồ đánh. Câu hỏi đặt ra là có phải chính quyền Việt Nam không thể giải quyết được các bức xúc, yêu cầu chính đáng của người dân thì đã dùng biện pháp giựt đồ, dằn mặt người dân để giải quyết. Còn với trường hợp của tôi, những điều dính líu trong buổi đối thoại với Trại giam số 5 và 2 người thanh niên tấn công tôi.
Hai người này không chủ ý đánh đập tôi nhiều mà chỉ muốn dựng cảnh va chạm giao thông, sau đó cố lấy tất cả giấy tờ tôi đã buộc trại giam trả lại, để ném xuống mương, hòng tiêu hủy đi. Tôi có thể khẳng định 100%, đó là hành động đê tiện, bỉ ổi của trại giam số 5, đứng đầu là ông Lường Văn Tuyến đã thuê 2 côn đồ để thực hiện hành vi này. Nếu tôi mang giấy tờ đó về thì tôi có đầy đủ bằng chứng để khởi kiện ông ấy ra tòa. Khi tiêu hủy những bằng chứng này thì ông ấy sẽ yên tâm là việc tôi có thể làm chỉ có thể là rêu rao trên mạng mà thôi chứ ko có chứng cứ để đấu tranh pháp lí với ông ấy nữa.
P.V: Sau khi bị tấn công anh có dự định gì, kiện ông Lường Văn Tuyến ra toà chẳng hạn?
- Sau khi bị tấn công thì các giấy tờ của tôi đã bị mục nát. Tôi chờ cho những giấy tờ đó khô trở lại thì tôi sẽ cố gắng tìm hiểu xem có đủ cơ sở pháp lí để đấu tranh với ông Lường Văn Tuyến cũng như hệ thống pháp luật VN không? Bởi vì điều tôi thấy điều bất cập nhất ở VN là hệ thống pháp luật đã quá rệu rạo, lạc hậu và ko phù hợp với cuộc sống hôm nay nữa. Các bộ luật không phục vụ cho mối quan hệ hành vi xã hội mà trở thành công cụ cho nhà nước thể hiện sức mạnh để cai trị dân tộc. Do đó, tôi muốn đấu tranh pháp lí, tuy nhiên nếu các tài liệu này ko thể khôi phục được nữa thì tôi sẽ lên tiếng đấu tranh ngăn chặn những việc làm bẩn thỉu của những người hành pháp, cán bộ công quyền. Tôi cũng biết là hiện nay có nhiều tổ chức quốc tế đã lên hồ sơ những quan chức có hành vi chà đạp nhân quyền VN, tôi khẳng định tôi sẽ là người mang hồ sơ của ông Lường Văn Tuyến và những người làm ở trại giam số 5, bởi những hành động đê tiện.
P.V: Trước anh đã có nhiều người hoạt động bị tấn công, anh có rút ra được bài học gì sau vụ việc này?
- Đó là câu hỏi hay buộc những người hoạt động phải trăn trở. Tôi cho rằng khi đã đi đến tận cùng của cái ác thì thể chế nào cũng thế thôi, họ ko thể duy trì bằng đạo đức xã hội mà bằng những việc làm đê tiện, bỉ ổi, cầm quyền bằng sức mạnh. Đó là điều báo hiệu chung của bất cứ xã hội nào.
Còn nói về bài học cho người hoạt động nhân quyền, cho đến nay tôi ko khuyến cáo bất cứ ai có bài học nào rút ra kinh nghiệm. Bản thân cá nhân tôi chỉ rút ra 1 điều là nếu hôm nay tôi có thể gởi đồ ở những nơi khác để đến Trại giam số 5 làm việc thì khi tôi quay trở ra thì có thể giảm thiểu được thiệt hại về mặt kinh tế. Tôi đã mất 1 laptop và 1 máy tính bảng. Còn giấy tờ thì khi họ đã chủ trương làm như thế thì đương nhiên tôi vẫn sẽ bị mất giấy tờ và bị tấn công như ngày hôm nay.
Cũng có người đặt câu hỏi là tại sao lại đi 1 mình vào trại giam, tôi cũng xin đưa ra ví dụ là khi TNLT Trịnh Bá Khiêm, hay Cấn Thị Thêu ra tù thì lực lượng dân oan đến trại giam rất đông. Nhưng khi chính quyền muốn tấn công người hoạt động thì họ vẫn sẵn sàng dù có đổ máu. Tôi ko nghĩ là đi 1 người hay nhiều người có thể giải quyết vấn đề. Tuy nhiên chúng ta có thể có những biện pháp để giảm thiểu thiệt hại ko đáng có. Còn chúng ta là người đấu tranh thì chúng ta sẽ tiếp tục chấp nhận hy sinh lên tiếng để lột bộ mặt thật của người cộng sản và tôi nghĩ đó là những điều có thể sớm làm cho chế độ này thay đổi!
P.V: Cảm ơn anh đã đến với cuộc phỏng vấn của Dân Luận.
Anh Trương Minh Tam, hay còn gọi là Trương Ba Không là một biểu tình viên chống Trung Quốc tích cực trong các đợt xuống đường vào năm 2011 tại Hà Nội.
Anh bị cơ quan công an bắt ngày 7/10/2013, sau đó bị kết án 1 năm tù giam vì tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" nhưng thực chất là vì các hoạt động chính trị của mình. Anh cho biết trong tù, chẳng bao giờ họ hỏi anh về tội danh đã tuyên mà toàn hỏi về những vấn đề liên quan đến phong trào đấu tranh ở Hà Nội, theo Blog Nguyễn Tường Thuỵ.
Năm 2014, anh Trương Minh Tam gia nhập Phong trào Con đường Việt Nam.
Cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2015, anh có chuyến vận động quốc tế cùng với mục sư Nguyễn Mạnh Hùng về tù nhân lương tâm ở Hoa Kỳ.
Sau đó anh trở về Việt Nam và hoạt động tích cực cho đến nay.
Châu Văn Thi
P.V: Chào anh Tam, chúng tôi nhận được thông tin anh bị tấn công sau khi đến trại giam số 5 Thanh Hoá, anh có thể mô tả cho chúng tôi được biết về vụ tấn công này?
- Chiều ngày 25/8/2015, sau khi làm việc với 2 công an trại giam tên Tiến và Lê Đình Giáp (dưới quyền giám thị Lường Văn Tuyến) thì họ trả lại một số đồ đạc và phiếu thông báo giải quyết khiếu nại xong ra về. Tôi đi được khoảng 1 km thì có 2 thanh niên khá trẻ, đi trên 1 chiếc xe Wave màu trắng, không có biển số đã áp sát vào tôi, tên kia đẩy tôi ngã xuống. Một người khống chế, giữ người tôi cho tên còn lại lục soát các đồ đạc trong túi của tôi, sau đó ném tất cả xuống rãnh nước sâu hơn 2m. Tôi đã bị mất tất cả giấy tờ, đồ đạc họ đã trả cho tôi cùng với một số tài sản khác như máy tính bảng, laptop mà tôi mang theo. Nơi họ ra tay giựt đồ rất vắng vẻ, ko có ai hỗ trợ, ứng cứu tôi cả. Sau đó người dân có chạy ra thì chỉ vớt được 1 số đố đạc, quần áo. Còn máy tính thì ko thể vớt được vì chỗ đó nước rất sâu.
Cổng trại giam số 5 Yên Định Thanh Hoá.
- Khi bản án phúc thẩm có hiệu lực thì tôi bị chuyển xuống trại giam số 5, Thanh Hóa ngày 23/4/2014 và tôi đã thụ án ở đây cho đến ngày 7/10/2014 thì hết án. Khi tôi đến trại giam số 5 thì có mang theo các giấy tờ mà tòa án cung cấp cho tôi như là bản kết luận điều tra, cáo trạng và các giấy tờ bắt giam tôi, và tôi cho đó là các giấy tờ tôi cần phải có, để tôi chứng minh lại bản án của tôi vì tôi cho rằng bản án của tôi là oan sai.
Nhân viên trại giam có nói với tôi là giữ lại để kiểm tra và sẽ hoàn trả vào ngày tôi tôi ra tù và tôi đã đồng ý. Cho tới ngày tôi ra tù, trước đó 10 ngày tôi đã thông báo cho trại giam số 5 biết là tôi có hơn 400 "trang viết" tại trại giam này và tôi đòi họ kiểm tra, nếu ko có vấn đề gì phải đưa cho tôi mang về, nếu có vấn đề gì phải chứng minh vấn đề đó thì mới được thu giữ của tôi. Họ không đáp ứng yêu cầu đó của tôi mà họ đợi tới ngày tôi ra tù thì họ nói rằng họ thu giữ toàn bộ kiểm tra và ko thể kiểm tra ngay lúc này được mà sẽ trả tôi khi nào kiểm tra xong.
Căn cứ vào luật khiếu nại năm 2011, tôi đã hối thúc trại giam này, đến ngày 25/4/2015 thì ông Lường Văn Tuyến đã ký quyết định nhận đơn khiếu nại của tôi và nhận thụ lí giải quyết về vấn đề này. Căn cứ điều 28, luật khiếu nại, sau khi hết thời gian giải quyết mà vẫn không nhân được câu trả lời, tôi đã có nhiều đơn thư hối thúc trả lời tôi nhưng họ phớt lờ. Thế nên sang ngày hôm nay tôi đã trực tiếp đến trại để hỏi họ có giải quyết hay không để tôi tiến hành khiếu nại lần 2 lên bộ CA hoặc sẽ kiện họ ra tòa hành chính.
Lúc 10h30p, tôi đến trại thì họ báo hết giờ làm việc và 1h10p thì đến làm việc. Buổi chiều, 1h30p tôi quay lại làm việc thì họ tiếp tôi với thái độ rất uể oải và nói rằng có chút việc bận, mong tôi thông cảm ngồi chờ cho đến khi họ xong việc. tôi ngồi chờ cho đến gần hết giờ làm việc thì anh Tiến – cán bộ dưới quyền của anh Lường Văn Tuyến (giám thị trại giam) – cùng với anh lê Đình Giáp ra làm việc với tôi. Họ thông báo ngày 19/6 thì trại giam đã ra quyết định trả lời khiếu nại của tôi rồi nhưng tôi không nhận được và coi như ngày hôm nay tôi mới nhận được thông báo trả lời. Sau đó tôi nhận lại giấy tờ và phiếu thông báo giải quyết khiếu nại và ra về. Đi được khoảng 1km thì sự việc xảy ra như ở phía trên tôi đã trình bày.
P.V: Anh có đánh giá được là 2 người tấn công anh mục đích của họ là gì không?
- Việc này cũng nằm trong 1 chuỗi những năm gần đây, rất nhiều nhà hoạt động từng bị côn đồ đánh. Câu hỏi đặt ra là có phải chính quyền Việt Nam không thể giải quyết được các bức xúc, yêu cầu chính đáng của người dân thì đã dùng biện pháp giựt đồ, dằn mặt người dân để giải quyết. Còn với trường hợp của tôi, những điều dính líu trong buổi đối thoại với Trại giam số 5 và 2 người thanh niên tấn công tôi.
Hai người này không chủ ý đánh đập tôi nhiều mà chỉ muốn dựng cảnh va chạm giao thông, sau đó cố lấy tất cả giấy tờ tôi đã buộc trại giam trả lại, để ném xuống mương, hòng tiêu hủy đi. Tôi có thể khẳng định 100%, đó là hành động đê tiện, bỉ ổi của trại giam số 5, đứng đầu là ông Lường Văn Tuyến đã thuê 2 côn đồ để thực hiện hành vi này. Nếu tôi mang giấy tờ đó về thì tôi có đầy đủ bằng chứng để khởi kiện ông ấy ra tòa. Khi tiêu hủy những bằng chứng này thì ông ấy sẽ yên tâm là việc tôi có thể làm chỉ có thể là rêu rao trên mạng mà thôi chứ ko có chứng cứ để đấu tranh pháp lí với ông ấy nữa.
P.V: Sau khi bị tấn công anh có dự định gì, kiện ông Lường Văn Tuyến ra toà chẳng hạn?
- Sau khi bị tấn công thì các giấy tờ của tôi đã bị mục nát. Tôi chờ cho những giấy tờ đó khô trở lại thì tôi sẽ cố gắng tìm hiểu xem có đủ cơ sở pháp lí để đấu tranh với ông Lường Văn Tuyến cũng như hệ thống pháp luật VN không? Bởi vì điều tôi thấy điều bất cập nhất ở VN là hệ thống pháp luật đã quá rệu rạo, lạc hậu và ko phù hợp với cuộc sống hôm nay nữa. Các bộ luật không phục vụ cho mối quan hệ hành vi xã hội mà trở thành công cụ cho nhà nước thể hiện sức mạnh để cai trị dân tộc. Do đó, tôi muốn đấu tranh pháp lí, tuy nhiên nếu các tài liệu này ko thể khôi phục được nữa thì tôi sẽ lên tiếng đấu tranh ngăn chặn những việc làm bẩn thỉu của những người hành pháp, cán bộ công quyền. Tôi cũng biết là hiện nay có nhiều tổ chức quốc tế đã lên hồ sơ những quan chức có hành vi chà đạp nhân quyền VN, tôi khẳng định tôi sẽ là người mang hồ sơ của ông Lường Văn Tuyến và những người làm ở trại giam số 5, bởi những hành động đê tiện.
P.V: Trước anh đã có nhiều người hoạt động bị tấn công, anh có rút ra được bài học gì sau vụ việc này?
- Đó là câu hỏi hay buộc những người hoạt động phải trăn trở. Tôi cho rằng khi đã đi đến tận cùng của cái ác thì thể chế nào cũng thế thôi, họ ko thể duy trì bằng đạo đức xã hội mà bằng những việc làm đê tiện, bỉ ổi, cầm quyền bằng sức mạnh. Đó là điều báo hiệu chung của bất cứ xã hội nào.
Còn nói về bài học cho người hoạt động nhân quyền, cho đến nay tôi ko khuyến cáo bất cứ ai có bài học nào rút ra kinh nghiệm. Bản thân cá nhân tôi chỉ rút ra 1 điều là nếu hôm nay tôi có thể gởi đồ ở những nơi khác để đến Trại giam số 5 làm việc thì khi tôi quay trở ra thì có thể giảm thiểu được thiệt hại về mặt kinh tế. Tôi đã mất 1 laptop và 1 máy tính bảng. Còn giấy tờ thì khi họ đã chủ trương làm như thế thì đương nhiên tôi vẫn sẽ bị mất giấy tờ và bị tấn công như ngày hôm nay.
Cũng có người đặt câu hỏi là tại sao lại đi 1 mình vào trại giam, tôi cũng xin đưa ra ví dụ là khi TNLT Trịnh Bá Khiêm, hay Cấn Thị Thêu ra tù thì lực lượng dân oan đến trại giam rất đông. Nhưng khi chính quyền muốn tấn công người hoạt động thì họ vẫn sẵn sàng dù có đổ máu. Tôi ko nghĩ là đi 1 người hay nhiều người có thể giải quyết vấn đề. Tuy nhiên chúng ta có thể có những biện pháp để giảm thiểu thiệt hại ko đáng có. Còn chúng ta là người đấu tranh thì chúng ta sẽ tiếp tục chấp nhận hy sinh lên tiếng để lột bộ mặt thật của người cộng sản và tôi nghĩ đó là những điều có thể sớm làm cho chế độ này thay đổi!
P.V: Cảm ơn anh đã đến với cuộc phỏng vấn của Dân Luận.
Anh Trương Minh Tam, hay còn gọi là Trương Ba Không là một biểu tình viên chống Trung Quốc tích cực trong các đợt xuống đường vào năm 2011 tại Hà Nội.
Anh bị cơ quan công an bắt ngày 7/10/2013, sau đó bị kết án 1 năm tù giam vì tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" nhưng thực chất là vì các hoạt động chính trị của mình. Anh cho biết trong tù, chẳng bao giờ họ hỏi anh về tội danh đã tuyên mà toàn hỏi về những vấn đề liên quan đến phong trào đấu tranh ở Hà Nội, theo Blog Nguyễn Tường Thuỵ.
Năm 2014, anh Trương Minh Tam gia nhập Phong trào Con đường Việt Nam.
Cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2015, anh có chuyến vận động quốc tế cùng với mục sư Nguyễn Mạnh Hùng về tù nhân lương tâm ở Hoa Kỳ.
Sau đó anh trở về Việt Nam và hoạt động tích cực cho đến nay.
Châu Văn Thi
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Chuyên về những bài đăng trên các Trang mạng nằm trong danh sách bị Nhà nước chận-
Những ý kiến xây dựng đều được hoan nghênh